“Thập nhân cữu trĩ” là những điều mà ông bà ta nói về bệnh trĩ. Đúng vậy bệnh trĩ có mức độ phổ biến và có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh cũng như tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhằm nâng cao ý thức phòng tránh bệnh và cung cấp thông tin về bệnh trĩ, trong bài viết này các bác sĩ chuyên khoa trĩ hậu môn trực tràng Âu Á sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bệnh trĩ là gì? bệnh trĩ có nguy hiểm không?.
XEM THÊM
Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Ở trạng thái bình thường các mô này sẽ hỗ trợ kiểm soát phân thải ra, khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là bệnh trĩ. Bệnh trĩ được phân thành 3 loại:
+ Trĩ nội: hình thành bên trên đường lược.
Hình ảnh trĩ ngoại
+ Trĩ ngoại: hình thành bên ngoài đường lược.
+ Trĩ hỗn hợp: kết hợp trĩ nội và trĩ ngoại.
Nói về nguyên nhân gây bệnh trĩ, các bác sĩ trĩ hậu môn - trực tràng cho biết, hầu hết các nguyên nhân gây bệnh trĩ đều xuất phát từ những nguyên nhân như do thói quen ăn uống và sinh hoạt của người bệnh như:
Thói quen ăn uống: một số người bệnh có thói quen ăn uống rất độc hại như ăn nhiều đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ.
Tính chất công việc: Nhân viên văn phòng, tài xế, người thường xuyên làm những công việc đứng nhiều, ngồi nhiều vô tình tạo áp lực lên trực tràng, tạo áp lực lên hậu môn và gây trĩ.
Bệnh táo bón: Táo bón lâu ngày cũng dễ mắc bệnh trĩ.
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: cũng là một lý do nữa khiến bạn bị bệnh trĩ nội.
Phụ nữ mang thai và sau khi sinh, người già: có khả năng mắc trĩ nhiều hơn người bình thường.
Di truyền – bẩm sinh: một nghiên cứu cho thấy bệnh trĩ cũng có khả năng di truyền nếu trong gia đình thế hệ trước có người bị bệnh trĩ thì khả năng bạn mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường.
Và khi mắc bệnh trĩ thì người bệnh sẽ có những biểu hiện nhận biết bệnh trĩ như:
Chảy máu khi đi đại tiện: Đi đại tiện ra máu tươi chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ. Ban đầu máu chảy rất ít, người bệnh chỉ có thể phát hiện một ít máu trên giấy vệ sinh. Khi bệnh nặng, máu trĩ có thể chảy nhỏ giọt hoặc chảy thành tia.
Ngứa ngáy đau rát hậu môn: Ngứa ngáy hậu môn, hậu môn sưng đỏ, cảm giác có dị vật bên trong hậu môn cũng là biểu hiện điển hình của bệnh trĩ.
Búi trĩ sa: Đây là tình trạng búi trĩ lòi ra phía ngoài hậu môn (bên dưới đường lược), thông thường búi trĩ chỉ sa ở giai đoạn bệnh trĩ đã có những chuyển biến nặng và phức tạp khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đại tiện, ngồi, đứng, đi lại, hoặc làm việc nặng.
Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng như: hậu môn ẩm ướt, chảy nhiều dịch nhầy có mùi hôi, hậu môn bị viêm nhiễm...
Hơn 60% số người được hỏi bệnh trĩ có nguy hiểm không? đều có chung suy nghĩ bệnh trĩ chỉ gây cảm giác khó chịu, đau đớn khi ngồi ở hậu môn mà không biết rằng bệnh trĩ tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm như:
Nghẹt búi trĩ: Bệnh trĩ khiến các cơ vòng hậu môn bị nghẹt do áp lực tĩnh mạch trong trực tràng gây ra. Và khiến máu không thể lưu thông gây nghẹt búi trĩ, tình trạng nghẹt búi trĩ khiến người bệnh vô cùng đau đớn, có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, viêm nhiễm hậu môn, apxe hậu môn,…
Dẫn tới thiếu máu: Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là triệu chứng đại tiện ra máu, lượng máu tăng dần khi bệnh phát triển. Tình trạng này kéo dài dẫn tới thiếu máu, thậm chí có thể dẫn tới viêm nhiễm gây nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
Gây rối loạn thần kinh: Trĩ còn khiến hệ thần kinh của người bệnh căng thẳng, đau nhức vùng lưng dưới, dễ ngất xỉu, suy giảm trí nhớ, ….
Ảnh hưởng tới đời sống tình dục: Bệnh trĩ khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, đặc biệt là khi quan hệ tình dục luôn thấy không tự tin, e ngại, làm giảm khoái cảm, khi quan hệ tình dục, áp lực lên hậu môn tăng có thể khiến bệnh phát triển nặng hơn..
Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Khi mắc bệnh trĩ, các vi khuẩn tích tụ tại hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập âm hộ (ở nữ giới hậu môn và âm hộ nằm gần nhau), gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Các chuyên gia trĩ hậu môn - trực tràng cho biết, bệnh trĩ có thể điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm, ám ảnh cho người bệnh, đồng thời tiết kiệm được chi phí khá lớn nếu người bệnh chủ động đi điều trị sớm.
Trĩ ở giai đoạn 1, 2 được điều trị khá đơn giản bằng việc dùng thuốc, đặt thuốc tuy nhiên nếu ở giai đoạn nặng hơn thì phương pháp để điều trị trĩ hiệu quả là tiến hành cắt trĩ.
So với các phương pháp truyền thống trước đây khi cắt trĩ thường gây đau đớn, chảy máu nhiều, thời gian tiến hành cũng như hồi phục lâu cho người bệnh thì hiện nay cắt trĩ bằng PPH (điều trị trĩ nội) và HPCT (điều trị trĩ ngoại) được các chuyên gia đánh giá cao ở mức độ an toàn, ít chảy máu, ít đau đớn, hạn chế thấp nhất khả năng tái phát, do đó các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị thích hợp nhất với tình trạng bệnh trĩ của mình.
Ưu điểm của phương pháp PPH (điều trị trĩ nội)
Ưu điểm của phương pháp HCPT (điều trị trĩ ngoại)
Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Âu Á là một trong những địa chỉ chủ chương áp dụng 2 phương pháp PPH (điều trị trĩ nội) và HCPT (điều trị trĩ ngoại) vào điều trị trĩ, hơn nữa khi đến Đa khoa Âu Á khám chữa, bạn sẽ nhận được những điều kiện sau:
Được chính các bác sĩ có gần 20 năm kinh nghiệm tiến hành điều trị.
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào điều trị.
Thực hiện điều trị nhanh chóng, không đợi chờ, không thủ tục rườm rà.
Thông báo mức phí cụ thể, thực hiện nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ chi phí khám chữa.
Chăm sóc sau khi điều trị tận tình.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ là gì? bệnh trĩ có nguy hiểm không? từ các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Âu Á, liên hệ ngay các bác sĩ chuyên khoa nếu bạn cần trợ giúp hoặc đặt lịch khám chữa trước nhận thêm ưu đãi bằng cách CLICK NHANH VÀO MỤC TƯ VẤN ngay bây giờ.
Thông Tin Phòng Khám Đa Khoa Âu Á
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂU Á
Địa chỉ: 425 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 38 17 00 26
Thời gian làm việc: 8:00 - 20:00 mọi ngày, kể cả ngày lễ
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.