Bị chảy máu khi đi cầu và đi ngoài nên hay không nên ăn gì?

Bị chảy máu khi đi cầu và đi ngoài nên hay không nên ăn gì? Điểm trung bình: 0 / 10 ( 0 lượt đánh giá)

Phòng khám đa khoa âu á

21-11-2024 16:45:31

 

  Bị chảy máu khi đi cầu và đi ngoài là dấu hiệu điển hình của các bệnh lý liên quan đến vùng Hậu môn trực tràng. Do đó, cần phải được thăm khám và chữa trị bởi các bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cần nên chú ý đến chế độ ăn uống nhằm hỗ trợ cho việc chữa trị bệnh đạt hiệu quả cao, nhanh hơn. Vậy, bị chảy máu khi đi cầu và đi ngoài nên hay không nên ăn gì? Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia của Phòng khám Đa khoa Âu Á về vấn đề này.

 

Xem thêm:

Đi cầu ra máu đen là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi đau rát hậu môn do đâu?

  

BỊ CHẢY MÁU KHI ĐI ĐẠI TIỆN NÊN ĂN GÌ?

 

  Theo các chuyên gia đầu ngành khoa Hậu môn-Trực tràng của Phòng khám Đa khoa Âu Á cho biết, triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện nguyên nhân xuất phát từ các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và do chế độ ăn uống không khoa học.

 

  Do đó, người bệnh bên cạnh việc khám và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ, cần phải thay đổi chế độ ăn uống sao cho khoa học, bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả có tính nhuận tràng, nhằm giúp cho sự bài tiết được dễ dàng hơn và giảm đau cho bệnh nhân khi đi cầu.

Bị chảy máu khi đi cầu và đi ngoài nên hay không nên ăn gì?

  1. Rau xanh

 

  Một số loại rau xanh được các bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân bị các bệnh về Hậu môn – Trực tràng như: rau lang, mồng tơi, rau chân vịt, rau đay, rau dền…Những loại rau này có tính mát, giàu chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn.

 

    Thành phần chính của những loại rau kể trên là chất magie, hợp chất thúc đẩy sức khỏe đường ruột, cần thiết cho những bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

 

 

  2. Đậu bắp

 

  Đậu bắp là một trong những thực phẩm tuyệt vời hỗ trợ cho việc duy trì một đường ruột khỏe mạn, rất tốt cho những bệnh nhân bị chảy máu khi đi đại tiện.

 

      Đậu bắp là loại rau giàu chất xơ, các chất xơ này có khả năng hấp thụ nước tốt nên sẽ giúp phân di chuyển qua đường ruột nhẹ nhàng, nhanh chóng. Các bác sĩ cho biết, ăn đậu bắp mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

 

  Ngoài ra, đậu bắp còn chứa thành phần Lubrific - một loại chất nhầy giúp làm dịu đường ruột và làm mềm bớt đi phần nào sự khô cứng của phân, giúp phân di chuyển dễ dàng từ thành ruột ra ngoài mà không gây đau đớn.

 

 

Đậu bắp làm trơn đường ruột giúp đi cầu dễ dàng hơn

 

  3. Đu đủ

 

  Đu đủ là một hoa quả không thể thiếu cho bệnh nhân bị táo bón và bị chảy máu khi đi cầu. Đu đủ chứa nhiều chất papain - một loại enzyme tiêu hóa protein và một số hợp chất khác gây khó khăn cho việc tiêu hóa.

 

     Đu đủ khi còn xanh sẽ chứa thành phần Papain nhiều hơn so với đu đủ chín. Vì vậy, có thể dùng đu đủ xanh để nấu súp ăn hàng ngày sẽ rất tốt.

 

 

  4. Quả việt quất

 

  Quả Việt Quất hỗ trợ rất tốt cho việc chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa. Nhờ vào nồng độ chất anthocyanins có trong quả Việt Quất.

 

      Chất anthocyanin có khả năng giúp lấy lại protein trong thành mạch máu, hơn nữa tăng cường sức khỏe tổng thể của hệ thống mạch máu.

 

  Thêm nữa, quả việt quất còn chứa thành phần chất xơ không hòa tan và hòa tan như: pectin - hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Và nguồn vitamin E dồi dào rất cần thiết cho sức khỏe người bệnh.

 

  5. Mận tím

 

  Đừng bỏ qua quả mận tím khi bạn bị chứng chảy máu khi đi cầu. Bởi bên trong mận tím chứa nhiều chất xơ.

 

      Khi chất xơ vào cơ thể chúng sẽ ở đại tràng hấp thụ nước và làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón.

 

      Ăn quả mận tím mỗi ngày sẽ giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm được triệu chứng chảy máu khi đi cầu.

 

BỊ CHẢY MÁU KHI ĐI ĐẠI TIỆN KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

 

  Trong quá trình chữa trị chứng chảy máu hậu môn khi đi cầu, bên cạnh việc sử dụng những thực phẩm kể trên người bệnh cũng nên cần nên kiêng một số thực phẩm không tốt cho đường ruột dưới đây.

 

   Không nên ăn tỏi, ớt, hạt tiêu, gừng tươi, mù tạt, giềng, xả…Tức là những thực phẩm cay nóng. Bởi những gia vị nóng sẽ gây kích thích hậu môn, gây nóng bức, khó chịu, làm cho tình trạng bệnh có thể nặng hơn và vùng hậu môn càng thêm nóng, rát và ẩm ướt khó chịu.

 

   Tạm thời người bệnh cũng nên ngưng những thức uống có gas, cồn và có tính nóng như: rượu, bia, cà phê, nước trà…Cũng như những thực phẩm cay nóng, các loại thức uống này khiến cho cơ thể người bệnh bị nóng lên, khiến cho phân rắn, khô cứng khó di chuyển ra ngoài.

 

   Những loại thức ăn chứa quá nhiều chất mỡ hoặc đồ rán… Chất béo là loại thực phẩm khó tiêu hóa và làm cơ thể dễ bị nóng. Nó cũng là nguyên nhân khiến cho phân bị khô cứng, làm cho tình trạng chảy máu nhiều khi đi đại tiện, bệnh trở nên trầm trọng hơn.

 

 

   Trên đây là những thực phẩm mà bệnh nhân “bị chảy máu khi đi cầu và đi ngoài nên hay không nên ăn gì?”. Nếu còn thắc mắc gì thêm, bạn hãy gọi đến đường dây nóng (028) 38 77 99 66 hoặc nhấn vào mục chát online bên dưới để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình từ các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm của Phòng khám Đa khoa Âu Á.

 

Keys: chảy máu khi đi đại tiện, bị chảy máu khi đi đại tiện, chảy máu khi đi cầu, chảy máu hậu môn khi đi cầu, chảy máu sau khi đi đại tiện, chảy máu nhiều khi đi đại tiện, bị chảy máu khi đi cầu, bị chảy máu khi đi ngoài, trẻ bị chảy máu khi đi ngoài, chảy máu tươi khi đi đại tiện

Thông Tin Phòng Khám Đa Khoa Âu Á

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂU Á

Địa chỉ: 425 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 38 17 00 26

Thời gian làm việc: 8:00 - 20:00 mọi ngày, kể cả ngày lễ

* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin