Chảy máu hậu môn là tình trạng thường gặp trong những bệnh về đường tiêu hóa và hậu môn, trực tràng như bệnh trĩ, nứt kẻ hậu môn, polyp hậu môn, viêm loét trực tràng, ung thư trực tràng… cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Để giúp các bạn có thêm thông tin về vấn đề này, các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Âu Á có những chia sẻ quan bài viết dưới đây.
Hậu môn là đoạn tận cùng của ống tiêu hóa nên người bệnh thường đi vệ sinh ra máu khi bị chảy máu tiêu hóa.
Hiện tượng chảy máu tiêu hóa (chảy máu hậu môn) là tình trạng máu thoát ra khỏi dòng mạch và chảy ra khỏi hậu môn theo đường bài tiết của phân.
Chảy máu hậu môn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân có thể gặp phải khi bệnh nhân bị chảy máu hậu môn trong thời gian kéo dài:
Bệnh trĩ: Giai đoạn đầu máu tươi dính ở phân hoặc lẫn trong phân, kèm theo sưng đau hậu môn, sa búi trĩ…
Nứt kẽ hậu môn: Các vết rách ở niêm mạc hậu môn gây đau rát, chảy máu ở hậu môn kèm theo đau lưng khi đi đại tiện
Táo bón kéo dài: Táo bón khiến cho việc đại tiện trở nên khó khăn, người bệnh phải rặn, khiến hậu môn co giãn quá mức, đau rát cùng hiện tượng chảy máu hậu môn
Viêm loét trực tràng: Người bệnh thường xuyên chảy máu (máu kèm theo phân) với các cơn đau quặn bụng.
Ngoài ra chảy máu hậu môn có thể là do ung thư trực tràng, viêm nhiễm hậu môn do nấm, hoặc do có sự xuất hiện của khối u đại trực tràng…
Bệnh chảy máu hậu môn thường có những biểu hiện điển hình như:
Xuất hiện máu dính hoặc lẫn trong phân, có thể được phát hiện trên giấy vệ sinh khi đi đại tiên
Máu có thể chảy thành tia hoặc nhỏ giọt
Máu có thể chảy trước hoặc sau khi phân bị tống ra ngoài
Ngoài ra người bệnh còn có một số biểu hiện kèm theo như: sốt, đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn, đau lưng, đau bụng dưới…
Chảy máu hậu môn kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh như:
Bệnh trĩ: Gây đau đớn, sa nghẹt búi trĩ, viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, giảm ham muốn tình dục.
Nứt kẽ hậu môn: Gây đau rát, ngứa ngáy, chảu máu hậu môn kéo dài khiến cơ thể thiếu máu, suy nhược, sinh hoạt gặp nhiều phiền toái…
Táo bón, đại tiện khó: Hậu môn đau rát, cơ thể mệt mỏi, uể oải, cơ thể bị tích lũy độc tố…
Viêm loét trực tràng: Đau lưng, đau bụng dưới khiến cơ thể mệt mỏi, mất máu do chảy máu nhiều… ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng công việc và cuộc sống…
Ung thư trực tràng: Đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Nếu bạn đang trong tình trạng chảy máu hậu môn, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
Hạn chế những thực phẩm cay nóng (tiêu, ớt) hoặc chứa các chất kích thích (bia, rượu..)
Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ, hoa quả…
Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, không nên làm việc nặng nhọc…
Ngâm mình trong nước ngấm để tăng tuần hoàn máu, giảm triệu chứng đau nhức hậu môn
Thường xuyên luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ.
Nếu chảy máu hậu môn kéo dài, người bệnh nên đến các cơ uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
Hiện nay Phòng khám Đa khoa Âu Á đang áp dụng máy nội soi hậu môn – trực tràng nhập khẩu Hàn Quốc giúp hỗ trợ, xác định chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh. Phòng khám cũng áp dụng hai phương pháp HCPT và PPH để điều trị hiệu quả các bệnh chảy máu hậu môn do các bệnh về hậu môn trực tràng gây ra. Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, không đụng chạm dao kéo, vết thương cực nhỏ, nhanh lành, ít biến chứng, ít đau đớn, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Trên đây là những thông tin tổng quan về chảy máu hậu môn, nếu mọi người còn thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách NHẤP CHUỘT VÀO BẢNG TƯ VẤN bên dưới
Thông Tin Phòng Khám Đa Khoa Âu Á
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂU Á
Địa chỉ: 425 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 38 17 00 26
Thời gian làm việc: 8:00 - 20:00 mọi ngày, kể cả ngày lễ
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.