Giang mai là bệnh xã hội có thể bắt gặp ở những đối tượng khác nhau trong đó phổ biến nhất là ở những người có đời sống tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người có nguy cơ mắc bệnh cao. Sau khi lây nhiễm, xoắn khuẩn giang mai sẽ tấn công vào các cơ quan sinh dục, sau đó có thể lan rộng đến toàn nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Khi mắc bệnh giang mai, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sau.
- Săng giang mai: Đây là những triệu chứng xuất hiện sau khoảng thời gian từ 2 - 9 tuần kể từ khi có tiếp xúc với mầm bệnh
Săng xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể người bệnh như cơ quan sinh dục, hậu môn, chân tay, miệng…
Săng giang mai thực chất là các vết trợt nông có màu thịt tươi, hình tròn hoặc bầu dục, khi không bị bội nhiễm thì săng sẽ không gây đau đớn hay ngứa rát.
- Sưng hạch bẹn: Xuất hiện sau khi kết thúc các biểu hiện săng (săng có thể kéo dài 10 ngày). Vùng bẹn của người bệnh sẽ nổi lên chùm hạch trong đó có một hạch to còn lại những hạch nhỏ bao quanh. Những cục hạch ở bẹn có thể di động được và không gây đau đớn cho người bệnh. Khi có biểu hiện hạch mà không được hỗ trợ điều trị thì có nguy cơ gây ra tình trạng viêm hạch lan tỏa.
- Cơ thể sốt và mệt mỏi: Tình trạng cơ thể sốt và mệt mỏi là do xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể và làm cho sức đề kháng của người bệnh giảm mạnh. Người bệnh cảm giác mệt mỏi không rõ nguyên nhân, có thể sốt nhẹ từ 38- 40 độ C. Với những người chưa được xác định chính xác mắc bệnh giang mai thì có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý thông thường, làm cho người bệnh chủ quan và tìm cách hỗ trợ điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh bình thường.
- Xuất hiện tình trạng đau ở cơ và các khớp: Khi người bệnh mắc giang mai, xoắn khuẩn sẽ tấn công lên hầu hết hệ thống cơ và khớp trên cơ thể và gây đau đớn. Người bệnh không được chủ quan mà cần thăm khám để phân biệt với những bệnh lý thông thường.
- Sẩn giang mai: là những sẩn gồ cao lên trên bề mặt da, rắn chắc, có màu hồng, không gây đau đớn và xuất hiện chủ yếu ở rìa tóc, ria trán, hậu môn…
- Củ giang mai: Bệnh giang mai phát triển nặng nề và không được hỗ trợ điều trị sẽ dẫn đến hình thành triệu chứng củ giang mai. Củ giang mai có màu hồng đỏ, gồ cao hơn mặt da, đường kính khoảng 1cm, hình thành từng đám nhỏ dạng vòng cung hoặc chiếc nhẫn, không đau đớn, khi biến mất để lại sẹo.
Giang mai là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Khi để đến giai đoạn mà tim và não bộ đã bị ảnh hưởng thì các hậu quả tàn phá nghiêm trọng về thần kinh và thể xác sẽ dẫn đến tử vong. Vì vậy đừng để bệnh đến khi quá muộn mới đi khám bạn nhé.
Phòng khám Đa khoa Âu Á với đội ngũ y bác sĩ được mệnh danh là "khắc tinh của giang mai" sẽ giúp bạn trừ bỏ những nỗi lo âu về bệnh.
Thông Tin Phòng Khám Đa Khoa Âu Á
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂU Á
Địa chỉ: 425 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 38 17 00 26
Thời gian làm việc: 8:00 - 20:00 mọi ngày, kể cả ngày lễ
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.